THỨC ĂN MICRO, HYDRA GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG ĐỘT PHÁ CHO CÁ LÓC  NUÔI THƯƠNG PHẨM

Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn chế biến dành riêng cho cá lóc. Vì vậy để hạn chế sử dụng thức ăn tươi sống (cá tạp), việc nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và phát triển công thức thức ăn chế biến phù hợp là cần thiết, góp phần thúc đẩy ngành sản xuất thức ăn công nghiệp và ương nuôi cá lóc bền vững.

Thức ăn Hydra của Skretting được khách hàng tin dùng
10/08/2022

Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn chế biến dành riêng cho cá lóc. Vì vậy để hạn chế sử dụng thức ăn tươi sống (cá tạp), việc nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và phát triển công thức thức ăn chế biến phù hợp là cần thiết, góp phần thúc đẩy ngành sản xuất thức ăn công nghiệp và ương nuôi cá lóc bền vững.

Cá lóc thuốc giống Channa, phân bố ở Đồng bằng song Cửu Long (ĐBSCL), giống Channa gồm có bốn loài là: cá lóc bông (C. micropeltes), cá lóc đồng (C. striata), cá dày (C. lucius) và cá chành dục (C. gachua), trong đó cá lóc bông và cá lóc đồng được nuôi phổ biến. Cá lóc được nuôi trong ao đất, nuôi lồng bè, nuôi bể lót bạt, mương vườn và ruộng lúa tại các quốc gia Châu Á

Tại Việt Nam, cá lóc được phát triển và nuôi phổ biến ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, là đối tượng nuôi quan trọng cung cấp nguồn thực phẩm tốt cho con người bởi các đặc điểm thịt trắng, ngon, ít xương dăm và có giá trị kinh tế cao. Cá lóc dễ luôi, tốc độ tăng trưởng nhanh, nuôi với mật độ cao, đặt biết cá lóc có thể sống trong các điều kiện môi trường bất lợi. Nghề nuôi cá lóc phát triển nhanh khi người nuôi chuyển dần từ cho ăn cá tạp sang thức ăn công nghiệp. Sự phát triển của nghề nuôi cá lóc gắn liền với những thành công trong nghiên cứu khoa học. Các nghiên cứu ban đầu tập trung về sản xuất giống và tìm nguồn thức ăn thay thế cá tạp nhằm giải quyết hai vấn đề quan trọng: chủ động nguồn giống và thức ăn. Sau đó là các nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện về dinh dưỡng. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp với đặc tính của chúng đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động nguồn thức ăn, quản lý dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường và tối ưu hóa các khoản đầu tư cho thức ăn

 Chất lượng thức ăn thủy sản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước ao nuôi, sức đề kháng cũng như các bệnh và dị hình trên cá lóc. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bùng phát dịch bệnh trong khoảng 3–4 tháng sau khi thả cá (hay còn gọi là hiện tượng bể hầm), khiến cho chi phí sản xuất tăng lên đáng kể. Với tinh thần tối ưu hóa chi phí sản xuất, Micro và Hydra được Skretting phát triển như 2 giải pháp hữu hiệu giúp cá hấp thu triệt để nguồn dinh dưỡng từ thức ăn, cải thiện hệ miễn dịch, cải thiện chất lượng môi trường nước trong suốt quá trình nuôi.

Nhu cầu dinh dưỡng cá lóc

Nhu cầu protein tối ưu của cá phụ thuộc nguồn nguyên liệu làm thức ăn (tỷ lệ protein và năng lượng, thành phần amino acid và độ tiêu hóa protein), giai đoạn phát triển của cơ thể và các yếu tố bên ngoài. Khi thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu protein cho cá dẩn đến cá sẽ chậm lớn, hoặc ngừng tăng trưởng thậm chí giảm khối lượng. Mặt khác, nếu lượng protein trong thức ăn vượt quá nhu cầu thì chỉ một phần được sử dụng để tạo protein mới phần còn lại sẽ được chuyển sang dạng năng lượng, điều này sẽ làm tăng chi phí thức ăn không cần thiết. Nhu cầu protein ở các loài cá có tính ăn khác nhau sẽ khác nhau, những loài cá ăn động vật như cá lóc có nhu cầu protein cao hơn các loài cá ăn tạp hay thực vật. Thức ăn viên cho cá lóc cần có hàm lượng protein cao. Ở cá lóc cá bột tăng trưởng tốt nhất và hiệu quả sử dụng thức ăn cao nhất khi cho ăn thức ăn có hàm lượng protein cao. Đối với giai đoạn giống và nuôi thịt, nhu cầu protein tối ưu trong khoảng 40 – 50% với mức này cá lóc nuôi đạt tăng trưởng tối ưu. Nhu cầu và hiệu quả sử dụng protein của cá Lóc được quyết định bởi thành phần và hàm lượng acid amin trong thức ăn. Nhu cầu acid amin thiết yếu cần được thỏa mãn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và sức khỏe của cá. Lipid đóng vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng và các acid béo cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Lipid trong thức ăn cũng đóng vai trò như chất vận chuyển vitamin tan trong dầu. Ngoài ra trong thành phần của lipid có phospholipid và sterol ester tham gia vào quá trình sinh tổng hợp màng tế bào. Nhu cầu lipid của cá lóc được xác định dựa vào nhu cầu về năng lượng, acid béo cần thiết, phospholipid và cholesterol cũng như đặc điểm sống và dự trữ lipid của loài.

Tính ưu việt của bộ sản phẩm Micro và Hydra cho cá Lóc

Bộ sản phẩm Micro và Hydra chứa các thành phần nguyên liệu tối ưu có hàm lượng đạm cao, dễ tiêu hóa được chọn lọc từ nguồn bột cá chất lượng, giàu acid béo không bảo hòa phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của các loài cá ăn thịt này.

Ngoài ra, sản phẩm Hydra còn được bổ sung thêm các thành phần như Betaglucan (β-glucan) và Mannan Oligosaccharide (MOS) được sử dụng như một giải pháp hiệu quả trong việc duy trì trạng thái sức khỏe tốt của cá nhờ khả năng kích thích hệ miễn dịch hiệu quả giúp cá có khả năng chống chịu tốt với bệnh tật và những biến đổi bất lợi từ môi trường, gia tăng tỉ lệ sống và khả năng tăng trưởng của cá trong suốt vụ nuôi

Viên thức ăn của sản phẩm Micro và Hydra có độ ngon miệng cao, giúp cá ăn mồi mạnh, tiêu hóa tốt chính vì thế làm cho tỉ lệ chuyển đổi năng lượng được tối ưu giúp cá phát triển nhanh với FCR thấp, vì vậy góp phần duy trì chất lượng nước trong ao nuôi

Micro và Hydra chứa các thành phần nguyên liệu được chọn lọc với hàm lượng dinh dưỡng thích hợp, giúp cá thành phẩm có hình dáng đẹp, tỷ lệ dị tật cột sống thấp. Cá sau khi thu hoạch có cơ thịt săn chắc, mùi thơm tự nhiên

Sử dụng bộ sản phẩm Micro và Hydra trong nuôi cá lóc thương phẩm

Thông thường, ở các trại giống tốt hiện nay, cá giống dưới cỡ lồng 5 (khoảng 0.6g) đã được làm quen với thức ăn công nghiệp Micro. Vì vậy, cá giống từ các trại này khi mua về thả vào vèo đã có thể bắt đầu cho ăn hoàn toàn với Micro 80. Ở một số trại giống khác, cá bán ra với kích cỡ lồng 7 (1.5g/con), lúc này người nuôi mang về có thể cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn Micro 80. Giai đoạn này, cá giống được nuôi trong vèo với mật độ từ 1000 đến 2000 con/m2. Sau 3 tuần ươm trong vèo, cá sẽ thích nghi hoàn toàn với mùi vị của thức ăn viên. Quy trình này được thực hiện như sau:

  • Tuần đầu: cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn Micro 80.
  • Tuần thứ 2: tỷ lệ thức ăn Micro 80 giảm xuống còn 30 - 40% tổng lượng thức ăn hàng ngày, phần còn lại là thức ăn Micro 100.
  • Tuần thứ 3: thức ăn Micro 120 được sử dụng với tỷ lệ 80% và tăng dần lên 100% khẩu phần hàng ngày. Ở cuối tuần thứ 3 này, cá thường đã đạt kích cỡ 10g và đã quen với khẩu phần chứa 100% công nghiệp.

Cá giống sau 3 tuần ở trại ương sẽ được bán hoặc thả vào các hệ thống nuôi phổ biến như nuôi trong ao (mật độ 50 con/m2), nuôi bể lót bạt (mật độ 200 con/m2), và vèo trong ao (mật độ 300 – 400 con/m2).

Ở giai đoạn này, có thể bắt đầu cho cá ăn với thức ăn viên Hydra 2. Hydra là dòng sản phẩm được thiết kế đặc biệt cho cá lóc từ 10 g trở lên, có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cùng thành phần nguyên liệu giúp cá có hình dáng, màu sắc đẹp, kết cấu và hương vị thịt thơm ngon như cá tự nhiên. Lượng thức ăn cho cá phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, sức khỏe của cá và chất lượng nước. Vì vậy, người nuôi cần lưu ý theo dõi sức khỏe và nhu cầu của cá thường xuyên để tránh cho ăn quá nhiều hoặc quá ít. Đồng thời thay nước thường xuyên để đảm bảo chất lượng nước tối ưu cho sự phát triển của cá. Có thể thay 30% nước ao hàng ngày đối với cá lớn, và 2-3 ngày 1 lần đối với cá nhỏ. Bên cạnh đó, định kỳ bổ sung các loại vitamin, khoáng như AOcare Mineral balance với liều lượng 1kg/1000 m3 nước, sử dụng 2 tuần/lần giúp cá có khung xương khỏe mạnh, tránh hiện tượng cong thân, dị hình, ngoài ra người nuôi cũng cần bổ sung thêm vi sinh AOcare probiotic hỗ trợ tiêu hóa với liều lượng 1g/1kg thức ăn nhằm tăng sức đề kháng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cá.

Cá lóc tuy là loài ăn tạp nhưng vẫn có những yêu cầu dinh dưỡng nhất định ở từng giai đoạn phát triển. Bộ sản phẩm Micro và Hydra không chỉ thỏa mãn được những yêu cầu về dinh dưỡng của cá (tăng sức đề kháng, giá trị dinh dưỡng cao, cá lớn nhanh, không gây dị dạng, FCR thấp), nhu cầu của thị trường (an toàn, cá có hình dáng đẹp, màu sắc và hương vị tự nhiên), và các chỉ tiêu về kỹ thuật (tăng chất lượng nước ao, chi phí đối phó dịch bệnh giảm, cá phát triển đồng đều). Nhờ đó, mà người nuôi đã có thể chủ động sản xuất ra đàn cá thành phẩm có giá trị cao hơn, với chi phí đầu tư hiệu quả hơn. Thông qua những sản phầm hàng đầu và đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật tận tình, Skretting mong rằng sẽ tiếp tục đồng hành cùng nhà nông Việt vững bước vượt qua những biến động của thị trường.

 

SKRETTING VIETNAM