Một phái đoàn doanh nghiệp Hà Lan đến Việt Nam để thảo luận các nội dung liên quan đến lĩnh vực nước, nông nghiệp và hậu cần/hàng hải/đóng tàu. Được dẫn dắt bởi 2 Bộ trưởng, phái đoàn nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ thương mại quốc tế giữa Hà Lan và Việt Nam. Trong chuyến công tác, 18 bản hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan được ký kết liên quan đến các hoạt động bền vững trong và xung quanh khu vực ĐBSCL.
ShrimpTech Việt Nam - Hướng tới NTTS không phát thải ròng
Một phái đoàn doanh nghiệp Hà Lan đến Việt Nam để thảo luận các nội dung liên quan đến lĩnh vực nước, nông nghiệp và hậu cần/hàng hải/đóng tàu. Được dẫn dắt bởi 2 Bộ trưởng, phái đoàn nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ thương mại quốc tế giữa Hà Lan và Việt Nam. Trong chuyến công tác, 18 bản hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan được ký kết liên quan đến các hoạt động bền vững trong và xung quanh khu vực ĐBSCL.
Một trong những nội dung thuộc bản hợp tác này có thể kể đến là ShrimpTech Việt Nam, dự án được Chính phủ Hà Lan bật đèn xanh cho giai đoạn thứ 2 để tiếp tục nỗ lực phát triển các biện pháp thực hành bền vững cho ngành nuôi tôm. Skretting chính là thành viên tích cực của Hiệp hội ShrimpTech Việt Nam kể từ khi thành lập cho đến nay.
Vậy ShrimpTech Việt Nam là gì?
ShrimpTech Việt Nam là một hiệp hội hợp tác công tư giữa các bên đối tác của Hà Lan và Việt Nam, nhằm giúp người nuôi tôm Việt Nam tăng sản lượng một cách bền vững, hiệp hội này hoạt động dọc theo chuỗi giá trị tôm:
- Larive là đơn vị đứng đầu của dự án này, với nhiệm vụ chính là quản lý tổng thể, truyền thông và thực hiện các báo cáo về dự án. Tại Việt Nam, OpenAsia là đối tác của Larive.
- Skretting là nhà sản xuất và chuyên gia hàng đầu về thức ăn NTTS cho tôm thuộc hiệp hội ShrimpTech Việt Nam.
- Rynan là công ty sáng tạo về công nghệ NTTS, sử dụng các thiết bị IoT hiện đại trong nuôi tôm.
- Delta Farms là chuyên gia về polychaetes chất lượng cao và sạch bệnh được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho trại giống.
- ShrimpVet là đối tác phòng thí nghiệm cung cấp dịch vụ chẩn đoán bệnh tôm, dịch vụ vi tảo và kiểm soát dịch bệnh với sự cộng tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, đối tác tư nhân và các tổ chức quốc tế. Các phương pháp nuôi trồng không phát thải ròng sẽ được thực hiện và đào tạo tại các farm của ShrimpVet.
- TipTopp là chuyên gia trong việc sử dụng men vi sinh để nâng cao an toàn sinh học, tính bền vững và tăng năng suất.
- Viqon Water Solutions là công ty tư vấn mang đến những kiến thức chuyên sâu về xử lý và lọc nước.
Tại sao Skretting tham gia Hiệp hội ShrimpTech Việt Nam?
Skretting có bề dày kinh nghiệm ở Việt Nam và đã xây dựng 2 nhà máy - 1 nhà máy sản xuất tôm và một nhà máy thức ăn cho cá ở Long An. Skretting cam kết và đồng hành cùng với ShrimpTech Việt Nam trong chuỗi giá trị: đổi mới và tối ưu hóa sản phẩm cũng như quy trình để tạo sự tin cậy và minh bạch, để tất cả có cùng tiếng nói chung về phát triển bền vững trong ngành thủy sản. Mục đích cuối cùng là người tiêu dùng trong nước và quốc tế phải tin tưởng vào chất lượng của tôm Việt Nam.
Skretting rất mong muốn được giới thiệu phương pháp LCA (đánh giá vòng đời sản phẩm) vào nuôi tôm. Chúng tôi có kinh nghiệm về phương pháp LCA ở các nhà máy Skretting khác trên thế giới và điều quan trọng là chúng tôi phải bắt đầu đo lường tiến độ phát triển bền vững thông qua các cách tính toán được kiểm duyệt.
Các thành tựu của ShrimpTech Việt Nam
Chương trình ShrimpTech Việt Nam giai đoạn từ 2018 - 2022 đã tạo nền tảng vững chắc và phát triển kinh nghiệm trong các lĩnh vực quản lý dịch bệnh, thực hành quản lý nước, giải pháp kháng khuẩn và nâng cao nhận thức về AMR. Hiệp hội cũng đã triển khai thành công giai đoạn ương dưỡng tôm sú và có những kết nối chặt chẽ trong ngành để truyền thông và đào tạo người nuôi tôm cũng như các bên liên quan khác. Chúng tôi đã tổ chức các hội nghị bàn tròn cấp cao với các nhà lãnh đạo trong ngành để thay đổi hướng đi trong ngành.
Tham vọng của ShrimpTech Việt Nam trong những năm tới?
ShrimpTech Việt Nam 2023 - 2026 sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi không phát thải ròng của ngành tôm ở Việt Nam, giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng và lợi nhuận cho nông dân quy mô vừa. Điều này có thể đạt được bằng cách cải thiện hiệu quả và năng suất của các biện pháp nuôi trồng, sử dụng công nghệ Internet of Things (IoT), hệ thống nuôi mới và kiến thức trong lĩnh vực đông lạnh, đầu vào tác động thấp lên môi trường và phát triển chuỗi giá trị địa phương cho phép người nuôi tôm Việt Nam sản xuất tôm hiệu quả, có lãi và bền vững.
Chúng tôi sẽ giới thiệu các phương pháp được quốc tế công nhận như phân tích vòng đời (LCA) của chuỗi giá trị tôm. Chuỗi giá trị tôm bao gồm nhiều tác nhân và hoạt động khác nhau như trại giống, trang trại, nhà máy thức ăn thuỷ sản, nhà chế biến, thương nhân, nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Mỗi tác nhân và hoạt động này có thể có những tác động môi trường khác nhau, chẳng hạn như phát thải khí nhà kính, sử dụng nước, sử dụng năng lượng, sử dụng đất, tạo chất thải và mất đa dạng sinh học.
Hiệp hội sẽ xác định các điểm nóng về tác động môi trường, so sánh hiệu quả môi trường của các sản phẩm hoặc hệ thống tôm khác nhau và đề xuất các chiến lược cải thiện tính bền vững của ngành tôm bằng cách tiến hành phương pháp LCA của chuỗi giá trị tôm.
Tiếp theo, nghiên cứu sẽ tập trung vào các phương pháp tài liệu nuôi không phát thải ròng dành cho người nuôi tôm quy mô trung bình. Điều này sẽ thiết lập các định nghĩa và phương pháp rõ ràng về nuôi trồng không phát thải ròng, phương pháp góp phần vào việc giảm thiểu phát thải ròng khí nhà kính. Nó sẽ trang bị cho người nuôi tôm Việt Nam các công cụ và hướng dẫn để tính toán, đo lường và ghi lại hiệu suất nuôi tôm không phát thải ròng. Nghiên cứu cũng sẽ khám phá các cơ hội cho nông dân bán sản phẩm bền vững, chất lượng cao tại thị trường địa phương với giá cao. Hơn nữa, phương pháp này sẽ so sánh chi phí nuôi tôm thông thường với chi phí thực tế của nuôi tôm không phát thải ròng, tính đến chi phí môi trường và xã hội. Mục đích là khuyến khích nhiều người nuôi tôm áp dụng phương pháp bền vững này.
Nghiên cứu cuối cùng sẽ tập trung vào “Tiếp cận các cơ hội tài chính cho nông dân quy mô vừa”. Nghiên cứu này sẽ sử dụng kiến thức được phát triển trong hai nghiên cứu trước để đánh giá các khía cạnh tài chính và môi trường của quá trình chuyển đổi sang nuôi trồng không phát thải ròng. Nghiên cứu sẽ giải quyết thách thức mà nông dân gặp phải trong việc tiếp cận nguồn tài chính hợp lý để đầu tư vào trang trại và sẽ khám phá các giải pháp tiềm năng để kết nối tài chính.
Các thông tin về dự án ShrimpTechVietnam sẽ được Skretting chia sẻ trong thời gian tới.
Arjen Roem