Dinh dưỡng giai đoạn giống có ảnh hưởng đến giai đoạn thương phẩm TTCT?

Dinh dưỡng giai đoạn giống có ảnh hưởng đến giai đoạn thương phẩm TTCT?

Ngành công nghiệp nuôi tôm - một hoạt động NTTS có tuổi đời gần như trẻ nhất trong các hoạt động thuần hóa và nuôi động vật của con người, đang phát triển mạnh mẽ với lượng kiến thức về điều kiện nuôi, dinh dưỡng và môi trường ngày càng nhiều.

Theo báo cáo của João Alves và Lucas Alves, dinh dưỡng ở thời kỳ đầu đời ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng phát triển của con người khi trưởng thành. Nghiên cứu trên động vật thủy sản cũng cho thấy xu hướng tương tự (theo Z. Hou và L.A. Fuiman, 2020). Chế độ ăn trong những tuần đầu đời của động vật sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và sự phát triển của chúng. Trong các giai đoạn chuyển tiếp quan trọng (ví dụ thời kỳ cai sữa, sinh sản, hoặc chuyển đến môi trường mới), các cá thể đang mang thai hoặc con non rất nhạy cảm với điều kiện xung quanh. Chăm sóc kỹ lưỡng động vật ở giai đoạn tiền sinh sản và con non giúp tối đa hóa tiềm năng phát triển của chúng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy nông nghiệp bền vững và đảm bảo an ninh lương thực.

Ngành công nghiệp nuôi tôm - một hoạt động NTTS có tuổi đời gần như trẻ nhất trong các hoạt động thuần hóa và nuôi động vật của con người, đang phát triển mạnh mẽ với lượng kiến thức về điều kiện nuôi, dinh dưỡng và môi trường ngày càng nhiều. Trước đây và phần nào hiện nay, người nuôi tôm thường kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau và tin rằng sự phối trộn này sẽ bổ sung tất cả dinh dưỡng cần thiết để tối đa hóa tỷ lệ sống và chất lượng con giống với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, việc này có thể làm giảm tác dụng của thức ăn chất lượng tốt bởi những loại kém hơn. Mô hình sử dụng một loại thức ăn chuyên biệt cho giai đoạn giống và giai đoạn ương vèo do Skretting phát triển giúp đánh giá và đáp ứng chính xác nhu cầu dinh dưỡng và kích cỡ hạt phù hợp cho từng giai đoạn.

Thị trường thức ăn ương vèo TTCT rất đa dạng, với nhiều sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau, phong phú về thành phần dinh dưỡng và đặc tính vật lý của các hạt/viên thức ăn. Để cung cấp thêm dữ liệu về tập tính và nhu cầu dinh dưỡng của TTCT, cũng như hiệu quả của các loại thức ăn, chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu với 05 loại thức ăn thương mại phổ biến cho giai đoạn ương tôm vèo.

Thí nghiệm này gồm ba giai đoạn (Hình 1):

  • Giai đoạn 1 sản xuất post 12 từ nauplii để chuẩn bị cho thí nghiệm;
  • Giai đoạn 2 - giai đoạn chính, so sánh 05 loại thức ăn thương phẩm dùng trong ương vèo tôm;
  • Giai đoạn 3 đánh giá ảnh hưởng của thức ăn ở giai đoạn ương vèo lên hiệu suất của tôm trong giai đoạn thương phẩm bằng cách tiếp tục nuôi tôm từ 05 nghiệm thức ở giai đoạn 2 với cùng một loại thức ăn.

Trong bài này, chúng tôi sẽ đánh giá “ảnh hưởng của 05 loại thức ăn lên giai đoạn ương vèo” và thảo luận câu hỏi “dinh dưỡng ở giai đoạn giống có ảnh hưởng đến giai đoạn thương phẩm sau đó hay không?”.

Thiết kế thí nghiệm

Trong giai đoạn 1, chúng tôi sử dụng ELEVIA để sản xuất post 12 cho thí nghiệm ở giai đoạn 2. ELEVIA, một sản phẩm của Skretting, có nhiều cải tiến về hàm lượng dinh dưỡng, nguyên liệu và công nghệ sản xuất. Với công thức chứa 60% đạm và 11% chất béo, ELEVIA cung cấp năng lượng tối đa và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng. Nguyên liệu được tuyển chọn kỹ lưỡng giúp tiêu hóa và hấp thu dễ dàng trong hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của con giống. Kích cỡ hạt của ELEVIA phù hợp với từng giai đoạn phát triển từ zoea đến post, và lượng bụi được kiểm soát thấp nhất (Hình 2), duy trì chất lượng nước tối ưu. Những đặc tính này giúp ELEVIA đạt tỷ lệ sống ở post 12 lên đến 80%.

Trong giai đoạn 2, chúng tôi chia post 12 được sản xuất ở giai đoạn 1 thành 05 nghiệm thức (T, U, V, X, và Y), mỗi nghiệm thức sử dụng một loại thức ăn khác nhau. Thức ăn cho mỗi nghiệm thức có 3 cỡ hạt: Cỡ hạt thứ nhất (T1, U1, V1, X1, và Y1) được cho ăn trong tuần đầu tiên, cỡ hạt thứ hai (T2, U2, V2, X2, và Y2) được cho ăn trong 15 ngày tiếp theo và cỡ hạt thứ ba (T3, U3, V3, X3, và Y3) được cho ăn đến khi tôm đạt 1,5 g. Hình 3 mô tả các mẫu thức ăn, kích thước hạt và thành phần dinh dưỡng của chúng. Trong đó, Y1, Y2 và Y3 là sản phẩm JADE của Skretting, còn lại là các sản phẩm thương mại khác được k huyến c áo s ử dụng trong ương vèo TTCT.

Ở cỡ hạt thứ nhất, JADE (Y1) và T1 là hai sản phẩm sạch nhất (hàm lượng bụi thấp) và có kích thước hạt lớn nhất (T1 - Y1, Hình 3). Ở cỡ hạt thứ hai, 05 loại thức ăn k hông c ó s ự k hác biệt l ớn v ề đường kính cũng như chiều dài của các hạt thức ăn (T2 – Y2, Hình 3). Ở cỡ hạt thứ ba, đường kính của các viên thức ăn không khác nhau nhiều nhưng T3 dài hơn các thức ăn còn lại (T3 – Y3, Hình 3).

Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và chất lượng con giống

Theo W. Zhang và cộng sự, hàm lượng protein trong thức ăn là yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tôm và sự ảnh hưởng này tùy thuộc vào chất lượng nguồn protein. Lipid cung cấp axit béo thiết yếu và năng lượng cho tôm. Tôm không tiêu hóa và sử dụng tinh bột hiệu quả, nên protein và lipid là hai nguồn năng lượng chính cho sự tăng trưởng và hoạt động của tôm.

Trong 05 loại thức ăn thử nghiệm, JADE của Skretting (Y) và T có hàm lượng protein cao hơn các loại còn lại. Tổng hàm lượng protein và lipid của JADE là 56% và T dao động từ 48 - 55% tùy theo cỡ thức ăn (Hình 3). Các thức ăn U, V và X có tổng protein và lipid từ 50 - 53% (Hình 3). JADE có mức năng lượng cao nhất với hàm lượng protein và lipid cao và hàm lượng tro thấp hơn so với các thức ăn khác.

Sau 38 ngày ương từ post 12, tôm ở nghiệm thức Y (cho ăn JADE) đạt trung bình 1.55 g (645 con/ kg), và tôm ở nhóm T đạt trung bình 1,42 g (704 con/kg) (Hình 4). Tôm ở nghiệm thức U và V có kích thước nhỏ hơn, khoảng 1000 con/kg. Nghiệm thức X (tổng hàm lượng protein và lipid thấp nhất, 50%) có kích thước nhỏ nhất, gần 1200 con/kg. Chất lượng tôm giống được đánh giá bằng cách so sánh khả năng sống sót sau khi bỏ đói. Tôm ăn JADE có tỷ lệ sống gần 90% sau năm ngày không cho ăn, cao hơn đáng kể so với nghiệm thức T (82%) và các nghiệm thức còn lại (<80%).

Các kết quả này cho thấy hàm lượng dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng của tôm, với JADE có tổng hàm lượng protein và chất béo cao nhất thức ăn này cho kết quả cao nhất về chất lượng con giống sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo.

Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng của tôm có tính chất tức thời hay lâu dài?

Kết quả giai đoạn ương vèo từ post 12 đến 1,5 g cho thấy thức ăn có ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng con giống trong thời gian cho ăn những thức ăn đó.

Tuy nhiên, những gì con tôm ăn trong giai đoạn ương vèo có còn ảnh hưởng đến chúng sau khi tôm chuyển sang loại thức ăn khác?

Trong thí nghiệm này, chúng tôi kết thúc giai đoạn 2 (ương vèo) khi tôm đạt khoảng 1,5 g và chuyển sang giai đoạn 3, với tôm ở tất cả 05 nghiệm được cho ăn cùng một loại thức ăn, SAPPHIRE (Skretting), trong 05 tuần. Kết quả cho thấy, tôm ở nghiệm thức Y (cho ăn JADE ở giai đoạn 2), tiếp tục có tốc độ sinh trưởng cao nhất ở giai đoạn 3, so với các nghiệm thức còn lại, khối lượng cơ thể đạt 9g, tăng gần 6 lần sau 35 ngày nuôi.

Theo mô hình thiết lập từ kết quả thí nghiệm, để tăng từ 1,5 lên 9 g, các thí nghiệm còn lại cần từ 45 – 50 ngày (Hình 5). Tỷ lệ sống ở cuối giai đoạn 3 của Y hơn 90%, cao hơn so với các thí nghiệm còn lại (Hình 6). T và Y có tốc độ sinh trưởng như nhau ở giai đoạn 2 nhưng khi kết thúc giai đoạn 3, T chỉ đạt 5.1 g/con, chỉ gần 60% so với kích thước của tôm ở nghiệm thức Y.

Điều này có thể được lý giải như sau:

  • Trong 03 tuần đầu, tôm ở nghiệm thức T cho ăn thức ăn có tổng protein và lipid 54 – 55% và sau đó chuyển sang chế độ có tổng protein và lipid thấp hơn, chỉ 49%. Tuy nhiên, cuối giai đoạn 2, khối lượng trung bình của nghiệm thức T không thấp hơn nhiều so với Y (JADE) (khoảng 91% so với Y). Điều này có thể do ảnh hưởng của thức ăn giàu năng lượng ở 03 tuần đầu tiên vẫn tiếp diễn, giúp tôm tiếp tục tăng trưởng tốt mặc dù tôm chuyển sang chế độ ăn thấp năng lượng hơn.
  • Mặt khác, kích cỡ thức ăn lớn (1,1 x 2,2 mm) có thể giúp hiệu quả bắt mồi tốt hơn và bù trừ hàm lượng dinh dưỡng thấp của thức ăn. Có thể những yếu tố này đã tạo nên tốc độ sinh trưởng cao tạm thời ở giai đoạn 2, nhưng khi chuyển sang giai đoạn 3, ảnh hưởng tích cực này biến mất.
  • Mặt khác, ở cuối giai đoạn 2, tôm ở nghiệm thức T cho ăn thức ăn có kích thước lớn (1,2 x 2,2 mm) và chuyển sang thức ăn có kích thước nhỏ hơn (1,1 x 1,6 mm) ở đầu giai đoạn 3. Điều này có thể làm cho tôm mất thời gian làm quen với thức ăn có kích thước nhỏ hơn so với thức ăn chúng thường ăn trước đó. Điều này cho thấy cả hàm lượng dinh dưỡng và quá trình chuyển cỡ hạt thức ăn phù hợp đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển ổn định của tôm.
Kết luận

Các kết quả của nghiên cứu cho thấy đặc tính dinh dưỡng (ví dụ: hàm lượng protein, chất béo, và hàm lượng tro) không chỉ có tác dụng tức thời tại thời điểm cho ăn (giai đoạn ương vèo) mà còn có ảnh hưởng đến hiệu suất của con tôm về sau (giai đoạn thương phẩm). Nghiên cứu cũng cho thấy, việc sớm chuyển sang thức ăn có kích thước lớn hơn chỉ có tác dụng tích cực khi có sự tương thích về mặt dinh dưỡng. Thiết lập chế độ ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và kích cỡ thức ăn phù hợp với tập tính bắt mồi sẽ tạo ra con giống chất lượng cao, giúp tôm có tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống ổn định ở giai đoạn thương phẩm. Skretting cung cấp giải pháp toàn diện cho sản xuất con giống chất lượng cao, sử dụng ELEVIA ở giai đoạn giống và JADE ở giai đoạn ương vèo, giúp rút ngắn chu kỳ sản xuất và tăng tỷ lệ thành công của vụ mùa.

Lời cảm ơn
Tác giả cảm ơn đồng nghiệp Lê Trung Việt, Leger Michael, Cherdchai Thongchoo, Gim Chong Ho, Huỳnh Tâm Đắc và các anh chị trong team Warehouse của Skretting Việt Nam, Eamonn O’Brien và các đồng nghiệp khác ở Skretting AI, và NTMaRS đã giúp đỡ để chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.

Tài liệu tham khảo
João G.B. Alves, Lucas V. Alves, 2024. Early-life nutrition and adult-life outcomes, Jornal de Pediatria, Volume 100, Supplement 1, 2024, Pages S4- S9, ISSN 0021- 7557.
W. Zhang, S. Ma, X. Li, Y. Guo, H. Ge, D. Huang, F. Chen, Y. Wu, and K. Lei, 2021. Nutrition and shrimp health, The Shrimp Book II edited by V. Alday-Sanz, 5M Books.
Z. Hou, L.A. Fuiman, 2020. Nutritional programming in fishes: insights from mammalian studies. Reviews in Fish Biology and Fisheries 30, 67–92. 

Lê Hoàng Thị Mỹ Dung và Philippe Dhert